Quản lý nhãn là gì? Yêu cầu và phẩm chất để trở thành chuyên viên quản lý nhãn

0
621
 

Bạn là một người thích nghiên cứu và phân tích những thông tin từ nhu cầu của khách hàng, cũng như tự nhận thấy mình có tài phán đoán tốt. Có rất nhiều ngành nghề hiện nay có thể đáp ứng cho những nhu cầu về nghề nghiệp của bạn, một trong số đó là một nghề với tên gọi khá mới trên thị trường hiện nay “Quản lý nhãn”. Vậy quản lý nhãn là gì? Những yêu cầu và phẩm chất cần có là gì để phục vụ cho ngành nghề này, hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Quản lý nhãn thực chất là gì?

Đây có thể thấy là thuật ngữ khá mới với thị trường việc làm nói chung và các bạn trẻ nói riêng, cụm từ này hay thường được xuất hiện ở những Agency. Về bản chất quản lý nhãn là công việc mà một người sẽ chịu trách nhiệm một nhãn hàng hoặc nhiều nhãn khác nhau. Từ đó, mục tiêu của những người này là nghiên cứu những thông tin từ nhãn hàng đó, phân tích nhu cầu khách hàng để chuyên viên quản lý nhãn có thể đưa ra tư vấn, cơ hội từ những sản phẩm hiện có của công ty gửi tới cho khách hàng kiểm duyệt.

 

Hơn thế, đây cũng là một nghề phải chủ động liên kết với các bên bộ phận khác như Sales – bán hàng hay bộ phận Kế toán tài chính để có thể xử lý tốt nhất những vấn đề từ khách hàng. Ví dụ như vị trí quản lý nhãn của Admicro – Một Agency có tiếng tại Việt Nam thì vị trí này đòi hỏi phải có kỹ năng phán đoán tình hình nhạy bén cũng như khả năng giao tiếp với khách hàng để quản lý mối quan hệ một cách tốt nhất. Từ đây, nhãn hàng sẽ được bàn giao cho bộ phận Sales và Account để trình bày cho khách hàng kế hoạch truyền thông tốt nhất.

Những yêu cầu và phẩm chất để trở thành một chuyên viên quản lý nhãn

Khả năng giao tiếp khéo léo

Với một quản lý nhãn thì chắc chắn phẩm chất đầu tiên để trở thành một nhân viên chính thức là khả năng giao tiếp. Đây là một ngành nghề đặc thù, yêu cầu người làm phải có khả năng giao tiếp ở mức vừa đủ, với một công việc mà phải tiếp xúc với khách hàng thường xuyên thì đây phù hợp với những người có phẩm chất tốt về kỹ năng mềm cũng như xử lý tình huống.

(Nguồn: The Mx Group)

Thêm vào đó, kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của khách hàng, cho nên “nói để vào lòng người” là một điểm cộng rất lớn. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình sẽ giúp nhân viên quản lý nhãn có được cho mình sự tự tin cần thiết, thể hiện được tác phong chuyên nghiệp và nâng cao tính thuyết phục trong các buổi đàm phán hoặc thuyết trình đề án. Nếu bạn đã từng làm Sale hay các ngành liên quan đến khách hàng doanh nghiệp thì đây là lợi thế kinh nghiệm rất lớn để xử lý các tác vụ liên quan đến quản lý nhãn.

Có óc phân tích và tìm nhu cầu khách hàng

Đây chính là điểm mấu chốt của yêu cầu về ngành nghề này khi mà một chuyên viên quản lý nhãn cần có kiến thức chuyên sâu về ngành mình đang làm. Hơn thế, việc Research các thông tin về nhãn hàng mình đang phụ trách là điểm tất nhiên bạn phải làm, chính vì thế có kỹ năng về lọc thông tin cũng như từ đó phân tích được thực trạng của công ty, tìm ra các Insight từ khách hàng có óc phán đoán là điều mà một người quản lý nhãn cần phải có.

 

(Nguồn: Zoho)

Đơn cử như Admicro kinh doanh quảng cáo truyền thông thì một người quản lý nhãn phải có các kiến thức về quảng cáo truyền thông, nghiên cứu các thông tin về nhãn hàng để có thể tư vấn tốt nhất về các gói truyền thông để khách hàng hiểu được. Đây được coi là hình thức tạo cơ hội về cho doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển mối quan hệ

Nếu như quản lý nhãn là người đi xây dựng mối quan hệ với bên đối tác khách hàng thì làm thế nào để duy trì chúng cũng là điều quan trọng. Nhất là trong bối cảnh hiện nay các công ty cạnh tranh nhau rất gay gắt để thu hút khách hàng về cho doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy,việc xây dựng và phát triển mối quan hệ là một yêu cầu cần thiết cũng như kết hợp với các kỹ năng về đàm phán, giao tiếp sẽ giúp chuyên viên quản lý nhãn “giữ chân” được nhãn hàng của mình.

(Nguồn: Zoho)

 

Với mỗi năm thì bên công ty sẽ có một sản phẩm mới bổ sung, việc duy trì mối quan hệ với nhãn hàng qua từng năm sẽ thu về cơ hội cho công ty có thể tận dụng mối quan hệ đó để có thể bán được sản phẩm cho mình. Quản lý nhãn sẽ phải chịu trách nhiệm quan tâm đến khách hàng để tìm xem gói sản phẩm mới đó có phù hợp với thực trạng của công ty hay không. Cho nên việc xây dựng mối quan hệ sẽ giúp cho cuộc đối thoại trở nên dễ dàng rất nhiều.

Khả năng liên kết, làm việc nhóm

Đây là một điều mà bất cứ ngành nào cũng phải thực hiện và riêng với một chuyên viên về quản lý nhãn thì kỹ năng làm việc nhóm nghĩa là quan trọng. Lý do bởi, quản lý nhãn sẽ phải kết hợp với các phòng ban khác, như Sales hay Account Manager để có thể đưa ra phương án chiến lược tốt nhất cho nhãn hàng bạn đang có.

(Nguồn: Lynda.com)

Thêm vào đó, cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ. Việc liên kết sẽ giúp dây chuyền trở nên dễ dàng hơn giữa móc xích công việc tạo ra một khối tổng thể. Như ở Admicro thì người quản lý nhãn sẽ tạo ra những gợi ý về các gói sản phẩm để chuyển sang Account Planner và Account Serving phụ trách có thể lên kế hoạch truyền thông tỷ mỉ hơn và chốt hợp đồng bởi Sale chuyên trách.

Kết luận

Có thể nói đây là một nghề được xem như là cốt lõi và là mối liên kết chặt chẽ giữa công ty với khách hàng của mình. Những phẩm chất và yêu cầu của một chuyên viên quản lý nhãn đã nếu ở trên là hoàn toàn phải có. Chính vì thế, nếu bạn là một người phù hợp sao không thử với một ngành nghề đầy sự thú vị này nhỉ?